عن الملكية الفكرية التدريب في مجال الملكية الفكرية إذكاء الاحترام للملكية الفكرية التوعية بالملكية الفكرية الملكية الفكرية لفائدة… الملكية الفكرية و… الملكية الفكرية في… معلومات البراءات والتكنولوجيا معلومات العلامات التجارية معلومات التصاميم الصناعية معلومات المؤشرات الجغرافية معلومات الأصناف النباتية (الأوبوف) القوانين والمعاهدات والأحكام القضائية المتعلقة بالملكية الفكرية مراجع الملكية الفكرية تقارير الملكية الفكرية حماية البراءات حماية العلامات التجارية حماية التصاميم الصناعية حماية المؤشرات الجغرافية حماية الأصناف النباتية (الأوبوف) تسوية المنازعات المتعلقة بالملكية الفكرية حلول الأعمال التجارية لمكاتب الملكية الفكرية دفع ثمن خدمات الملكية الفكرية هيئات صنع القرار والتفاوض التعاون التنموي دعم الابتكار الشراكات بين القطاعين العام والخاص أدوات وخدمات الذكاء الاصطناعي المنظمة العمل مع الويبو المساءلة البراءات العلامات التجارية التصاميم الصناعية المؤشرات الجغرافية حق المؤلف الأسرار التجارية أكاديمية الويبو الندوات وحلقات العمل إنفاذ الملكية الفكرية WIPO ALERT إذكاء الوعي اليوم العالمي للملكية الفكرية مجلة الويبو دراسات حالة وقصص ناجحة في مجال الملكية الفكرية أخبار الملكية الفكرية جوائز الويبو الأعمال الجامعات الشعوب الأصلية الأجهزة القضائية الموارد الوراثية والمعارف التقليدية وأشكال التعبير الثقافي التقليدي الاقتصاد التمويل الأصول غير الملموسة المساواة بين الجنسين الصحة العالمية تغير المناخ سياسة المنافسة أهداف التنمية المستدامة التكنولوجيات الحدودية التطبيقات المحمولة الرياضة السياحة ركن البراءات تحليلات البراءات التصنيف الدولي للبراءات أَردي – البحث لأغراض الابتكار أَردي – البحث لأغراض الابتكار قاعدة البيانات العالمية للعلامات مرصد مدريد قاعدة بيانات المادة 6(ثالثاً) تصنيف نيس تصنيف فيينا قاعدة البيانات العالمية للتصاميم نشرة التصاميم الدولية قاعدة بيانات Hague Express تصنيف لوكارنو قاعدة بيانات Lisbon Express قاعدة البيانات العالمية للعلامات الخاصة بالمؤشرات الجغرافية قاعدة بيانات الأصناف النباتية (PLUTO) قاعدة بيانات الأجناس والأنواع (GENIE) المعاهدات التي تديرها الويبو ويبو لكس - القوانين والمعاهدات والأحكام القضائية المتعلقة بالملكية الفكرية معايير الويبو إحصاءات الملكية الفكرية ويبو بورل (المصطلحات) منشورات الويبو البيانات القطرية الخاصة بالملكية الفكرية مركز الويبو للمعارف الاتجاهات التكنولوجية للويبو مؤشر الابتكار العالمي التقرير العالمي للملكية الفكرية معاهدة التعاون بشأن البراءات – نظام البراءات الدولي ePCT بودابست – نظام الإيداع الدولي للكائنات الدقيقة مدريد – النظام الدولي للعلامات التجارية eMadrid الحماية بموجب المادة 6(ثالثاً) (الشعارات الشرفية، الأعلام، شعارات الدول) لاهاي – النظام الدولي للتصاميم eHague لشبونة – النظام الدولي لتسميات المنشأ والمؤشرات الجغرافية eLisbon UPOV PRISMA UPOV e-PVP Administration UPOV e-PVP DUS Exchange الوساطة التحكيم قرارات الخبراء المنازعات المتعلقة بأسماء الحقول نظام النفاذ المركزي إلى نتائج البحث والفحص (CASE) خدمة النفاذ الرقمي (DAS) WIPO Pay الحساب الجاري لدى الويبو جمعيات الويبو اللجان الدائمة الجدول الزمني للاجتماعات WIPO Webcast وثائق الويبو الرسمية أجندة التنمية المساعدة التقنية مؤسسات التدريب في مجال الملكية الفكرية الدعم المتعلق بكوفيد-19 الاستراتيجيات الوطنية للملكية الفكرية المساعدة في مجالي السياسة والتشريع محور التعاون مراكز دعم التكنولوجيا والابتكار نقل التكنولوجيا برنامج مساعدة المخترعين WIPO GREEN WIPO's PAT-INFORMED اتحاد الكتب الميسّرة اتحاد الويبو للمبدعين WIPO Translate أداة تحويل الكلام إلى نص مساعد التصنيف الدول الأعضاء المراقبون المدير العام الأنشطة بحسب كل وحدة المكاتب الخارجية المناصب الشاغرة المشتريات النتائج والميزانية التقارير المالية الرقابة
Arabic English Spanish French Russian Chinese
القوانين المعاهدات الأحكام التصفح بحسب الاختصاص القضائي

Decree No. 57/2005/ND-CP of April 27, 2005, on Penalties for the Administrative Violations in the field of Plant Varieties، فييت نام

عودة للخلف
أحدث إصدار في ويبو لِكس
التفاصيل التفاصيل سنة الإصدار 2005 تواريخ بدء النفاذ : 18 مايو 2005 الاعتماد : 27 أبريل 2005 نوع النص اللوائح التنفيذية الموضوع حماية الأصناف النباتية، إنفاذ قوانين الملكية الفكرية والقوانين ذات الصلة، مواضيع أخرى ملاحظات The notification by Viet Nam to the WTO under article 63.2 of TRIPS states:
'The Decree makes detailed provisions and guidelines for handling administrative violations in the field of plant varieties.'

Article 2 of Decree No. 172 /2007/NU-CP on the Revision and Supplementing of Some Articles of this Decree states: 'This Decree enters into force after 15 (fifteen days) from it is publicized in Official Gazette. Articles 14 and 15 of the Decrees No. 57/2005/ND-CP of April 27, 2005 for Penalties of Administrative Violations in the field of Plant Variety are deleted.'

المواد المتاحة

النصوص الرئيسية النصوص ذات الصلة
النصوص الرئيسية النصوص الرئيسية بالفييتنامية Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27/04/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng        
Nghị định số 57/2005/NĐ-CP ngày 27/04/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng

NG H Ị Đ ỊN H C ỦA CH Í N H P H Ủ

S Ố 57/ 2005/ N Đ - CP NG ÀY 2 7 T H ÁNG 4 N ĂM 2 0 0 5

VỀ X Ử P H ẠT V I P H ẠM H ÀN H C H Í NH T R O NG

L Ĩ N H VỰ C G I Ố NG CÂ Y T RỒ NG C HÍ N H P H Ủ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thủy sản,

N G HỊ Đ Ị N H:

C HƯ ƠN G I

NH Ữ NG Q UY Đ ỊNH CH UN G

Đ i ề u 1 . Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống
cây trồng.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng là những hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật về giống cây trồng một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước trong lĩnh vực giống cây trồng mà không phải là tội phạm và bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn gen giống cây trồng;
b) Vi phạm các quy định về khảo nghiệm, công nhận giống cây trồng mới và bình tuyển, công nhận cây đầu dòng;
c) Vi phạm các quy định về bảo hộ giống cây trồng mới;
d) Vi phạm các quy định về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng;
đ) Vi phạm các quy định về quản lý chất lượng giống cây trồng;
e) Vi phạm các quy định quản lý hành chính về giống cây trồng.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực giống cây trồng không trực tiếp quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Đ i ề u 2 . Đối tượng áp dụng

1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về mọi hành vi

2

vi phạm hành chính do mình gây ra trong lĩnh vực giống cây trồng quy định tại pháp luật xử lý vi phạm hành chính và quy định tại chương II của Nghị định này.
2. Tổ chức bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng do mình gây ra. Sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý của người đó theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực giống cây trồng trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.

Đ i ề u 3 . Nguyên tắc xử phạt

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng được áp dụng theo các quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2002 và Điều 3 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Đ i ề u 4 . Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng

Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm các quy định tại Chương II Nghị định này được thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Điều 6 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Đ i ề u 5 . Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng là 01 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng hoặc vi phạm hành chính là hành vi sản xuất, buôn bán giống cấm, giống giả thì thời hiệu là 02 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.

Đ i ề u 6 . Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Điều 7 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

3

Đ i ề u 7 . Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu
một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giống cây trồng là 30.000.000 đồng.
2. Ngoài hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ chuyên môn có thời hạn hoặc không thời hạn;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này,
trong trường hợp cần thiết tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục hoặc khắc phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi
phạm hành chính gây ra;
b) Buộc tiêu huỷ những giống cây trồng gây hại cho sản xuất, sức khoẻ con người, gây ô nhiễm môi trường;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất những giống cây
trồng nhập khẩu ngoài Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh hoặc không được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản;
Tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu mọi chi phí cho việc thực hiện các biện pháp nói trên.

CH Ư Ơ NG II

H ÌNH T H Ứ C X Ử P H ẠT VÀ M Ứ C P H ẠT CÁC H À NH VI VI P H ẠM T RO N G L ĨNH VỰ C G IỐ N G CÂY T RỒ N G

Đ i ề u 8 . Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn gen cây trồng trong các khu bảo tồn

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác
hoặc sử dụng nguồn gen trong khu bảo tồn vượt quá giới hạn cho phép.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, sử dụng hoặc chiếm đoạt nguồn gen trong khu bảo tồn mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại nguồn gen giống cây trồng trong khu bảo tồn.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

4

a) Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và
khoản 2 Điều này.

Đ i ề u 9 . Vi phạm các quy định về thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm nằm trong Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chiếm
đoạt nguồn gen cây trồng quý hiếm.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi phá hoại nguồn gen cây trồng quý hiếm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều
này.

Đ i ề u 10. Vi phạm các quy định về trao đổi quốc tế nguồn gen cây trồng quý hiếm

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi quốc tế nguồn gen cây trồng quý hiếm không đúng với văn bản đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.
2. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trao đổi quốc tế nguồn gen quý hiếm mà không được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Đ i ề u 11. Vi phạm các quy định về khảo nghiệm giống cây trồng mới

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện khảo nghiệm không đủ các điều kiện khảo nghiệm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện
dịch vụ khảo nghiệm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khảo nghiệm không đúng quy phạm khảo nghiệm đã quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi công bố
sai kết quả khảo nghiệm.
5. Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tước quyền sử dụng không thời hạn giấy công nhận đủ điều kiện khảo
nghiệm giống cây trồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 4 Điều này;

5

b) Buộc phải bảo đảm các điều kiện khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Buộc phải khảo nghiệm đúng quy phạm đã ban hành đối với hành vi vi phạm
tại khoản 3 Điều này.

Đ i ề u 12. Vi phạm các quy định về sử dụng giống cây trồng mới đang trong quá trình khảo nghiệm

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đưa giống cây trong đang trong quá trình khảo nghiệm ra sản xuất thử quá diện tích quy định cho phép.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự đưa ra sản xuất thử giống cây trồng đang trong quá trình khảo nghiệm mà chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện theo đúng quy định về khảo nghiệm và sản xuất thử giống cây trồng mới;
b) Buộc bồi thường thiệt hại cho người sử dụng giống nếu nguyên nhân thiệt hại
do giống mới gây ra.

Đ i ề u 13. Vi phạm các quy định về bình tuyển, công nhận, quản lý cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các vi phạm quy chế về bình tuyển, công nhận, quản lý cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với vi phạm công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống không qua bình tuyển.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các vi phạm không
thực hiện đúng quy định về quản lý, sử dụng, khai thác cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Huỷ bỏ quyết định công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống không đúng quy định đối với vi phạm tại khoản 1, khoản 2
Điều này;
b) Buộc thực hiện theo quy chế bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng,
vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống;
c) Buộc thực hiện đúng quy định về quản lý, khai thác cây đầu dòng, cây mẹ, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống theo quy định đối với vi phạm tại khoản
3 Điều này.

Đ i ề u 14. Vi phạm các quy định về quyền của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi không được sự đồng ý của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ :

6

a) Sản xuất hay nhân giống;
b) Chế biến giống;
c) Chào hàng;
d) Bán hay các hình thức trao đổi khác;
đ) Xuất khẩu;
e) Nhập khẩu;
g) Lưu giữ nhằm thực hiện các hoạt động quy định tại các điểm a, b, c, d, và đ
khoản này.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại
khoản 1 Điều này.

Đ i ề u 15. Vi phạm các quy định về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cố ý gây cản trở không thực hiện việc chuyển giao giống cây trồng mới đã
được bảo hộ vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng;
b) Thực hiện các quyền của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ trong thời gian văn bằng bảo hộ giống cây trồng mới bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực;
c) Không cung cấp vật liệu nhân giống đã được bảo hộ theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải cung cấp vật liệu nhân giống đối với hành vi vi phạm quy định tại
điểm c khoản 1 Điều này.

Đ i ề u 16. Vi phạm các quy định về điều kiện sản xuất giống cây trồng chính với mục đích thương mại

1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Địa điểm sản xuất không phù hợp với yêu cầu sản xuất của từng loài cây
trồng, từng cấp giống; hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và pháp luật về thuỷ sản;
b) Không có cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ
thuật sản xuất từng loài cây trồng, từng cấp giống;
c) Không có kỹ thuật viên được đào tạo về kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ thực vật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất giống cây trồng không có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh hoặc giống cây trồng chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn công nhận chính thức.
3. Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:

7

a) Tịch thu giống của cơ sở sản xuất giống vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc khắc phục những sai phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Đ i ề u 17. Vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh giống cây trồng chính đối với cơ sở thuộc diện phải đăng ký kinh doanh

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau:
a) Không có địa điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với từng loài cây trồng, từng cấp giống theo quy định;
b) Không có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật đủ năng lực nhận biết loại giống kinh doanh và nắm vững kỹ thuật bảo quản giống cây trồng;
c) Vi phạm các quy định về vệ sinh môi trường.
2. Việc xử phạt đối với hành vi kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh trong đó có mặt hàng giống cây trồng được áp dụng theo quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh
giống cây trồng chính không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh hoặc giống chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận chính thức.
4. Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu giống của cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc khắc phục những sai phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Đ i ề u 18. Vi phạm các quy định về sản xuất giống cây trồng không theo đúng tiêu chuẩn, quy trình nhân giống, phục tráng giống do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất hạt giống các cây trồng chính không theo đúng tiêu chuẩn quy trình, quy phạm sản xuất giống từng cấp đã quy định; quy trình nhân giống; không theo đúng quy trình phục tráng giống đã quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nhân giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, cây lâm nghiệp bằng
phương pháp vô tính không từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng đã được bình tuyển và công nhận;
b) Sản xuất giống cây lâm nghiệp không sử dụng hạt giống từ cây mẹ, từ vườn giống hoặc rừng giống đã qua bình tuyển và được công nhận.
3. Hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Không cho phép sử dụng làm giống đối với lô giống vi phạm ở khoản 1 Điều này;
b) Tịch thu hoặc tiêu huỷ lô giống vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

8

c) Buộc thực hiện theo quy trình nhân giống hoặc phục tráng giống của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Đ i ề u 19. Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng nhằm mục đích kinh doanh

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu giống cây trồng ngoài Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh mà không đúng với nội dung văn bản đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu
giống cây trồng nhằm mục đích kinh doanh ngoài Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất kinh doanh và chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản đồng ý bằng văn bản.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu
giống cây trồng thuộc Danh mục giống cây trồng cấm xuất khẩu không đúng với nội dung đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản đồng ý bằng văn bản.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu giống cây trồng thuộc Danh mục giống cây trồng cấm xuất khẩu khi chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản đồng ý bằng văn bản.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các
hành vi sau:
a) Nhập khẩu nguồn gen, giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khoẻ con người, môi trường, hệ sinh thái;
b) Xuất khẩu trái phép nguồn gen cây trồng quí hiếm.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giống cây trồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản
4 và điểm b khoản 5 Điều này;
b) Buộc tái xuất đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều này;
c) Buộc tiêu huỷ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.

Đ i ề u 20. Vi phạm các quy định về nhãn hàng hoá và nhãn hiệu hàng hoá giống cây trồng trong kinh doanh

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành
vi bán giống cây trồng có nhãn hàng hoá nhưng mờ không đọc được các chỉ số theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán giống cây trồng không có nhãn hàng hoá hoặc không có tài liệu kèm theo.
3. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán giống cây trồng mà trên nhãn hàng hoá ghi không đúng tên giống, cấp giống và xuất xứ thực tế của giống.

9

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán giống cây trồng có nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá giống cây trồng của cơ sở khác đã đăng ký bảo hộ.
5. Những vi phạm khác về nhãn hiệu hàng hoá thì xử phạt theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu bao bì ghi nhãn, nhãn hàng hoá vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc ghi lại nhãn đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này
theo quy định.

Đ i ề u 21. Vi phạm các quy định về thông tin, quảng cáo giống cây trồng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thông tin,
quảng cáo sai sự thật về giống cây trồng hoặc quảng cáo giống cây trồng không có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh, giống chưa được công nhận chính thức.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này đối với giống cây trồng chính.

Đ i ề u 22. Vi phạm các quy định về công bố tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất, kinh doanh giống cây trồng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không công bố tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng thuộc Danh mục giống cây trồng phải áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam hoặc Danh mục giống cây trồng phải áp dụng tiêu chuẩn ngành.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống cây trồng theo đúng quy định.

Đ i ề u 23. Vi phạm các quy định về công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn đối với giống cây trồng không có trong Danh mục giống cây trồng phải được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn,
nhưng không có kết qủa tự đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc kết quả đánh giá
của cơ sở kiểm định, kiểm nghiệm được công nhận.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn đối với giống cây trồng thuộc Danh mục giống cây trồng phải được chứng nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn, nhưng không có giấy chứng nhận chất lượng hợp lệ của cơ sở kiểm định, kiểm nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản công nhận.

10

3. Những vi phạm khác về chất lượng giống cây trồng thì xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải công bố chất lượng giống cây trồng phù hợp tiêu chuẩn theo đúng quy định.

Đ i ề u 24. Vi phạm các quy định về kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở kiểm định,
kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng không đủ điều kiện nhưng vẫn thực hiện dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng giống cây trồng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cơ sở kiểm định,
kiểm nghiệm chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đã tiến hành dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm và chứng nhận chất lượng giống cây trồng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kiểm định, kiểm nghiệm chất lượng giống cây trồng không đúng phương pháp, quy phạm kiểm định, kiểm nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thuỷ sản quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi công bố kết quả kiểm định, kiểm nghiệm sai sự thật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Huỷ bỏ hiệu lực của giấy chứng nhận chất lượng giống cây trồng do vi phạm tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện đúng quy trình đối với vi phạm tại khoản 3 Điều này;
c) Buộc bồi thường thiệt hại vật chất cho người sử dụng giống đối với vi phạm
tại khoản 4 Điều này mà nguyên nhân thiệt hại do chất lượng giống cây trồng gây nên.

Đ i ề u 25. Vi phạm các quy định về quản lý hành chính giống cây trồng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sửa chữa, tẩy xoá các loại giấy tờ sau:
a) Chứng nhận đăng ký kinh doanh giống cây trồng;
b) Giấy chứng chỉ chuyên môn;
c) Các văn bản cho phép, công nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành như: giấy tờ về xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng; giấy tờ xác nhận về tiêu chuẩn; giấy tờ về danh mục giống cây trồng; giấy tờ về khảo nghiệm.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho người khác sử dụng giấy chứng chỉ chuyên môn.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai man
hồ sơ để xin cấp các loại giấy quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

11

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm giả các loại giấy quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu và tước quyền sử dụng các loại giấy quy định tại khoản 1, khoản 2
Điều này.

CH Ư Ơ NG III

T H ẨM Q UY Ề N XỬ P H ẠT VI P H ẠM H ÀNH CH ÍNH T RO NG L ĨNH VỰ C G IỐ N G C ÂY T RỒ N G

Đ i ề u 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành

1. Thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
c) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b khoản 3
Điều 7 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận chuyên môn thuộc thẩm quyền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b khoản 3
Điều 7 Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận chuyên môn thuộc thẩm quyền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d
khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và điểm a, b khoản 3 Điều 7 Nghị định này.

Đ i ề u 27. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng theo quy định tại các Điều 28, Điều 29 và Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Đ i ề u 28. Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác

Ngoài những người quy định tại Điều 26 và Điều 27 của Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 nếu phát hiện các hành vi vi phạm hành chính về giống cây

12

trồng liên quan đến lĩnh vực, ngành mình quản lý thì có quyền xử phạt theo thẩm quyền đã được quy định.

Đ i ề u 29. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng

1. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan thì việc xử lý do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.
2. Thẩm quyền xử phạt của những người quy định tại Điều 27 và Điều 28 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính.
Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối
đa của khung phạt tiền quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
Trong trường hợp ngoài hình thức phạt tiền còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất thì phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Hải quan hoặc Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều 30, điểm đ khoản 3, điểm đ khoản 4 Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau:
a) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
b) Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
c) Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các ngành khác nhau thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Đ i ề u 30. ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính

Trong trường hợp những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 và Điều 27 Nghị định này vắng mặt thì cấp phó được ủy quyền có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

CH Ư Ơ NG IV

T H Ủ T ỤC X Ử P H ẠT V I P H Ạ M H ÀNH CH ÍNH T RO NG L ĨNH VỰ C G IỐ N G C ÂY T RỒ N G

Đ i ề u 31. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng thực hiện theo quy định tại Điều 53, 54, 55, 56, 57, 58 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

13

2. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền tại nơi thu trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn hoặc ngoài giờ hành chính thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt.
3. Trừ trường hợp phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định xử phạt tại chỗ (theo thủ tục đơn giản), các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn theo quy định hiện hành.
4. Khi áp dụng các hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện đúng các thủ tục quy định tại Điều 60 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải thực hiện đúng các quy định tại Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
5. Khi áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng chỉ hành nghề phải thực hiện theo quy định tại Điều 59 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
6. Chế độ quản lý, sử dụng tiền phạt thu được từ xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Nhà nước.

Đ i ề u 32. Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải
nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt của người có thẩm quyền ra quyết định trong thời hạn quy định tại Điều 64 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành bằng các biện pháp quy định tại Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân theo trình tự, thủ tục cưỡng chế quy định tại Điều 67 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Đ i ề u 33. áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính

1. Để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính theo Điều 43 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng được thực hiện theo quy định tại Điều 44, 45, 46, 47, 48, 49 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

14

C HƯ ƠN G V

K H IẾ U NẠI, T Ố CÁO VÀ XỬ L Ý VI P H Ạ M

Đ i ề u 34. Khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng.
3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Đ i ề u 35. Khen thưởng

1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong đấu tranh phòng và chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
2. Nghiêm cấm sử dụng tiền thu được từ xử phạt vi phạm hành chính hoặc từ bán tang vật, phương tiện bị tịch thu để trích thưởng.

Đ i ề u 36. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Người có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng mà
có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử lý hoặc xử lý vượt thẩm quyền quy định, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, làm cản trở lưu thông hàng hoá hợp pháp gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người có thẩm quyền xử phạt nếu để quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính tại khoản 1 Điều này thì bị xử lý theo quy định tại Điều 121 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

Đ i ề u 37. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính Người bị xử lý vi phạm hành chính nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, cố tình trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

15

CH Ư Ơ NG VI

ĐIỀ U K H O ẢN T H I H ÀNH

Đ i ề u 38. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Đ i ề u 39. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc
Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này.


التشريعات يُنفّذ (2 نصوص) يُنفّذ (2 نصوص) يُعدّله (1 نصوص) يُعدّله (1 نصوص) مرجع وثيقة منظمة التجارة العالمية
IP/N/1/VNM/1
لا توجد بيانات متاحة.

ويبو لِكس رقم VN012