À propos de la propriété intellectuelle Formation en propriété intellectuelle Respect de la propriété intellectuelle Sensibilisation à la propriété intellectuelle La propriété intellectuelle pour… Propriété intellectuelle et… Propriété intellectuelle et… Information relative aux brevets et à la technologie Information en matière de marques Information en matière de dessins et modèles industriels Information en matière d’indications géographiques Information en matière de protection des obtentions végétales (UPOV) Lois, traités et jugements dans le domaine de la propriété intellectuelle Ressources relatives à la propriété intellectuelle Rapports sur la propriété intellectuelle Protection des brevets Protection des marques Protection des dessins et modèles industriels Protection des indications géographiques Protection des obtentions végétales (UPOV) Règlement extrajudiciaire des litiges Solutions opérationnelles à l’intention des offices de propriété intellectuelle Paiement de services de propriété intellectuelle Décisions et négociations Coopération en matière de développement Appui à l’innovation Partenariats public-privé Outils et services en matière d’intelligence artificielle L’Organisation Travailler avec nous Responsabilité Brevets Marques Dessins et modèles industriels Indications géographiques Droit d’auteur Secrets d’affaires Académie de l’OMPI Ateliers et séminaires Application des droits de propriété intellectuelle WIPO ALERT Sensibilisation Journée mondiale de la propriété intellectuelle Magazine de l’OMPI Études de cas et exemples de réussite Actualités dans le domaine de la propriété intellectuelle Prix de l’OMPI Entreprises Universités Peuples autochtones Instances judiciaires Ressources génétiques, savoirs traditionnels et expressions culturelles traditionnelles Économie Financement Actifs incorporels Égalité des genres Santé mondiale Changement climatique Politique en matière de concurrence Objectifs de développement durable Technologies de pointe Applications mobiles Sport Tourisme PATENTSCOPE Analyse de brevets Classification internationale des brevets Programme ARDI – Recherche pour l’innovation Programme ASPI – Information spécialisée en matière de brevets Base de données mondiale sur les marques Madrid Monitor Base de données Article 6ter Express Classification de Nice Classification de Vienne Base de données mondiale sur les dessins et modèles Bulletin des dessins et modèles internationaux Base de données Hague Express Classification de Locarno Base de données Lisbon Express Base de données mondiale sur les marques relative aux indications géographiques Base de données PLUTO sur les variétés végétales Base de données GENIE Traités administrés par l’OMPI WIPO Lex – lois, traités et jugements en matière de propriété intellectuelle Normes de l’OMPI Statistiques de propriété intellectuelle WIPO Pearl (Terminologie) Publications de l’OMPI Profils nationaux Centre de connaissances de l’OMPI Série de rapports de l’OMPI consacrés aux tendances technologiques Indice mondial de l’innovation Rapport sur la propriété intellectuelle dans le monde PCT – Le système international des brevets ePCT Budapest – Le système international de dépôt des micro-organismes Madrid – Le système international des marques eMadrid Article 6ter (armoiries, drapeaux, emblèmes nationaux) La Haye – Le système international des dessins et modèles industriels eHague Lisbonne – Le système d’enregistrement international des indications géographiques eLisbon UPOV PRISMA UPOV e-PVP Administration UPOV e-PVP DUS Exchange Médiation Arbitrage Procédure d’expertise Litiges relatifs aux noms de domaine Accès centralisé aux résultats de la recherche et de l’examen (WIPO CASE) Service d’accès numérique aux documents de priorité (DAS) WIPO Pay Compte courant auprès de l’OMPI Assemblées de l’OMPI Comités permanents Calendrier des réunions WIPO Webcast Documents officiels de l’OMPI Plan d’action de l’OMPI pour le développement Assistance technique Institutions de formation en matière de propriété intellectuelle Mesures d’appui concernant la COVID-19 Stratégies nationales de propriété intellectuelle Assistance en matière d’élaboration des politiques et de formulation de la législation Pôle de coopération Centres d’appui à la technologie et à l’innovation (CATI) Transfert de technologie Programme d’aide aux inventeurs WIPO GREEN Initiative PAT-INFORMED de l’OMPI Consortium pour des livres accessibles L’OMPI pour les créateurs WIPO Translate Speech-to-Text Assistant de classification États membres Observateurs Directeur général Activités par unité administrative Bureaux extérieurs Avis de vacance d’emploi Achats Résultats et budget Rapports financiers Audit et supervision
Arabic English Spanish French Russian Chinese
Lois Traités Jugements Recherche par ressort juridique

Circulaire n° 17/2009/TT-BKHCN du 18 juin 2009, guidant l'inspection nationale de la qualité des marchandises importées sous la gestion du Ministère des sciences et de la technologie, Viet Nam

Retour
Texte abrogé 
Détails Détails Année de version 2009 Dates Entrée en vigueur: 2 août 2009 Émis: 18 juin 2009 Type de texte Autres textes Sujet Dessins et modèles industriels, Marques, Divers

Documents disponibles

Texte(s) principal(aux) Textes connexe(s)
Texte(s) princip(al)(aux) Texte(s) princip(al)(aux) Vietnamien Thông Tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/06/2009 hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của bộ khoa học và công nghệ         Anglais Circular No. 17/2009/TT-BKHCN of June 18, 2009, guiding the State Quality Inspection of Imported Goods under the Management by the Ministry of Science and Technology        


THE MINISTRY OF SCIENCE

AND TECHNOLOGY

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom – Happiness

----------

No. 17/2009/TT-BKHCN Hanoi, June 18, 2009

CIRCULAR

GUIDING THE STATE QUALITY INSPECTION OF IMPORTED GOODS UNDER THE

MANAGEMENT BY THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

THE MINISTRY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY

Pursuant to the November 21, 2007 Law on Product and Goods Quality;

Pursuant to the Government's Decree No. 132/2008/ND-CP of December 31, 2008, detailing the

implementation of a number of articles of the Law on Product and Goods Quality;

Pursuant to the Government's Decree No. 89/ 2006/ND-CP of August 30, 2006, on goods

labeling;

Pursuant to the Government's Decree No. 28/ 2008/ND-CP of March 14, 2008, defining the

functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Science and Technology;

The Minister of Science and Technology guides the order of, procedures for, and contents of,

state quality inspection of imported goods under the management of the Ministry of Science and

Technology, as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Circular provides for the contents and order of. and procedures for. state quality

inspection of imported goods (below referred to as quality inspection of imported goods) under

the management by the Ministry of Science and Technology prescribed in Clause 4, Article 69,

of the Law on Product and Goods Quality.

2. This Circular applies to agencies performing the state management of product and goods

quality, organizations and individuals importing goods (below collectively referred to as

importers) and organizations and individuals engaged in the quality inspection of imported goods

under the management of the Ministry of Science and Technology.

Article 2. Objects of inspection

1. Goods imported into Vietnam which are on lists of goods likely to cause unsafety (below

referred to as lists of group-2 goods).

For imported goods outside lists of group-2 goods which have the latent possibility of causing

unsafety and are likely to cause unsafety according to warnings from international, regional or

foreign organizations, quality inspection may be carried out under this Circular.

2. This Circular does not apply to imported goods being personal luggage, diplomatic baggage,

sample goods, goods for exhibition and fairs and gifts; goods, supplies and equipment

temporarily imported for re-export; transited goods transported from or to border gate; goods

stored in bonded warehouses; goods processed by Vietnamese enterprises for foreign traders;

supplies, equipment and machinery imported for investment projects; goods used in security and

WIPO FOR OFFICIAL USE ONLY

defense, national secret and nuclear radiation safety areas and other goods for non-business

purposes as prescribed by law.

Article 3. Inspection grounds

Grounds for goods quality inspection are technical regulations and standards announced to be

applicable to goods, regulations on goods labeling and other provisions of law.

Article 4. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Goods lot is a definite-quantity collection of commodity items of the same appellation,

properties, labels, designs, technical characteristics which are produced by the same

manufacturer and belong to a single import dossier set.

2. Inspection agencies are agencies assigned or decentralized to perform the state management of

product and goods quality under the management by the Ministry of Science and Technology:

a/ The Department for Goods Quality Control under the Directorate for Standards and Quality:

b/ The Sub-Directorates for Standards and Quality of provinces or centrally run cities where exist

border gates or imported goods inspection places.

3. Quality certificates include:

a/ Valid regulation-conformity certificates, granted by designated or accredited certification

organizations for products and goods which are conformable to relevant technical regulations;

b/ Quality certificates or quality survey certificates, granted by designated or accredited

certification or survey organizations, for goods lots which are conformable to announced

applicable technical regulations or standards;

c/ Management system certificates, for products and goods subject to requirements on

management systems.

Article 5. Quality conditions for imported goods to enjoy customs clearance

1. Imported goods subject to state quality inspection may enjoy customs clearance only after an

inspection agency prescribed in Clause 2, Article 4 of this Circular, issues a notice of the result

of state quality inspection of imported goods, made according to the form provided in Appendix

III to this Circular (not printed herein), stating the satisfaction of quality requirements.

2. In case imported goods are permitted by the customs office to enjoy temporary customs

clearance before quality inspection is carried out. the customs office shall permit the temporary

customs clearance only after the importer makes registration for state quality inspection of

imported goods at the inspection agency according to the form in Appendix I to this Circular (not

printed herein). After goods are temporarily cleared from customs procedures, the importer shall

contact the inspection agency to inspect the quality of imported goods under Article 7 according

to the order and procedures prescribed in Article 8 of this Circular. The customs office shall

carry out procedures for official customs clearance only if imported goods satisfy the

requirements in Clause 1 of this Article.

In case imported goods are permitted by the customs office to enjoy temporary customs

clearance before quality inspection is carried out. the importer may not market these goods until

the quality inspection is completed as prescribed in this Circular.

WIPO FOR OFFICIAL USE ONLY

Article 6. Dossiers of registration for quality inspection

A dossier of registration for quality inspection consists of:

1. A registration for state quality inspection of imported goods, made according to the form

provided in Appendix I to this Circular (not printed herein);

2. Copies of the contract and packing lists;

3. Authenticated copies of quality certificates;

4. Copies, with the importer's certification, of other relevant documents, including bill of lading,

invoice and certificate of origin (C/O), if any; photos or descriptions of goods; specimens of

goods labels with regulation-conformity marks and auxiliary labels (if the principal labels do not

contain all necessary details as prescribed).

Chapter II

INSPECTION CONTENTS, ORDER AND PROCEDURES

Article 7. Inspection contents

Inspection agencies shall inspect according to the following contents:

1. The completeness of the dossier of registration for quality inspection of imported goods.

2. The conformity of the quality certificate of the goods lot with requirements of the announced

applicable technical regulation or standard and current regulations.

3. The specimen label and regulation-conformity mark:

a/ Details which must be displayed on the label (and auxiliary label), including goods

appellations, names and addresses of organiza-tions and individuals responsible for the goods:

goods origin and other details as prescribed for each type of goods; and conformity of the

specimen label with the import dossier of the goods lot;

b/ The position, color, size and language of the label;

c/ The display of regulation-conformity marks on goods or goods packings.

4. For imported goods on lists of group-2 goods which have new properties with the latent

possibility of causing unsafety but not yet specified in relevant technical regulations or imported

goods outside lists of group-2 goods which appear for the first time in Vietnam and, according to

warnings of international, regional or foreign organizations, are likely to cause unsafety,

importers shall make registration and, at the same time, supply evidences to prove that these

goods are safe to humans, animals, plants, property and the environment according to

regulations, and shall obtain the Ministry of Science and Technology's acceptance of registration.

5. In case imported goods which are marketed fail to satisfy quality requirements, inspection

agencies shall increase inspection of these goods. When requested, importers of these goods shall

request designated conformity evaluation organizations to carry out conformity certification or

survey for the imported goods lots. Expenses for conformity certification or survey shall be paid

by importers to conformity evaluation organizations.

6. When receiving any complaints or denunciations or doubting about conformity evaluation

results, inspection agencies shall take samples of these goods under the following regulations:

WIPO FOR OFFICIAL USE ONLY

a/ Based on standards on test methods or technical regulations applicable to goods, they shall

take random samples of imported goods in a quantity sufficient for testing necessary indicators

as required;

b/ Samples must be sealed up and the taking of samples must be recorded in a minutes according

to the form provided in Appendix V to this Circular (not printed herein);

c/ Samples must be sent to a designated testing organization for testing.

Testing results of designated testing organizations constitute a legal basis for inspection agencies

to take subsequent steps in the inspection process.

d/ Sampling and testing expenses:

Expenses for taking and testing samples for quality inspection of imported goods under Clause 6,

Article 7 of this Circular shall be paid by inspection agencies. Expenses for taking and testing

samples shall be included in operation funds of inspection agencies.

In case the testing results show that imported goods are unconformable with announced

standards or relevant technical regulations, importers shall pay expenses for taking and testing

samples to inspection agencies.

7. In case importers disagree with the sample-testing results stated at Point c, Clause 6. Article 7,

of this Circular, within 2 days after receiving the results, they shall make a written reply and may

request a designated conformity evaluation organization to evaluate the quality of the imported

goods lot. The conformity evaluation results shall be used as a basis for inspection agencies to

handle the case and make the final conclusion. Expenses for conformity evaluation shall be paid

by importers.

Article 8. Order of, procedures for. and handling of violations in. the inspection process

The inspection agency shall carry out inspection in the following steps:

1. Receiving the importer's dossier of registration for quality inspection.

2. Examining the completeness of the inspection registration dossier as soon as receiving the

dossier of registration for quality inspection from the importer according to the form provided in

Appendix II to this Circular (not printed herein):

a/ In case the dossier is complete: To receive the dossier and carry out the subsequent inspection

steps as prescribed;

b/ In case the dossier is incomplete: To receive the dossier and, at the same time, point out

insufficient items and request the importer to supplement and complete the dossier within the

prescribed time limit. To carry out the subsequent inspection steps only after the importer

completes the dossier.

In case the importer cannot complete the dossier, the inspection agency shall handle the case

according to Point b, Clause 4, Article 8, of this Circular.

3. In case the dossier of registration for quality inspection is complete, within 3 working days

after the receipt of the dossier, the inspection agency shall inspect the contents prescribed in

Clauses 2, 3 and 4, Article 7 of this Circular, and handle the case as follows:

a/ In case the dossier of goods quality is complete and valid, the inspection agency shall send to

the importer and the customs office a notice of the result of state quality inspection of imported

WIPO FOR OFFICIAL USE ONLY

goods, made according to the form provided in Appendix III to this Circular (not printed herein),

informing the satisfaction of quality requirements for carrying out customs clearance procedures

for the goods lot.

b/ In case the dossier is invalid, the inspection agency shall handle the case as follows:

If imported goods fail to satisfy labeling requirements, the inspection agency shall send to the

customs office and the importer a notice on the result of state quality inspection of imported

goods, made according to the form in Appendix III to this Circular (notprinted herein), informing

the failure to satisfy quality requirement. The notice must clearly state unsatisfactory contents

and, at the same time, request the importer to remedy label-related violations within the

prescribed time limit. The inspection agency shall issue a notice of the imported goods lot's

satisfaction of quality requirements only after the importer produces evidences of the successful

remedy of violations.

In case the quality certificate of imported goods is unconformable with the dossier of the

imported goods lot or with announced standards or relevant technical regulations, the inspection

agency shall send to the customs office and the importer a notice of the result of state quality

inspection of imported goods, made according to the form in Appendix III to this Circular (not

printed herein), informing the failure to satisfy quality requirements. The notice must clearly

state unsatisfactory contents. The importer may request a designated conformity evaluation

organization to carry out conformity certification or survey for the imported goods lot. Expenses

for certification or survey of the imported goods lot shall be paid by the importer to the

conformity evaluation organization.

In case the conformity evaluation result shows that the imported goods lot satisfies quality

requirements, the inspection agency shall handle the case according to Point a, Clause 4, Article

8, of this Circular.

In case the conformity evaluation result shows that the imported goods lot fails to satisfy quality

requirements, the inspection agency shall handle the case according to Point b, Clause 4, Article

8, of this Circular.

4. When examining the dossier of registration for quality inspection, if detecting that imported

goods must be inspected according to Clauses 5 and 6, Article 7 of this Circular, within 3

working days after receiving the dossier, the inspection agency shall send to the customs office

and the importer a notice of the result of state quality inspection of imported goods, made

according to the form provided in Appendix III to this Circular (not printed herein). The notice

must clearly state contents to be further inspected and the inspection agency shall inspect

contents specified in Clauses 5 and 6, Article 7 of this Circular. The inspection results shall be

handled as follows:

a/ In case the conformity evaluation result shows that the imported goods are conformable with

announced standards or relevant technical regulation, within 3 working days after obtaining the

conformity evaluation result, the inspection agency shall send to the customs office and the

importer a notice of the result of state quality inspection of imported goods, made to the form

provided in Appendix III to this Circular (not printed herein), informing the satisfaction of

quality requirements for carrying customs clearance procedures for the goods lot.

b/ In case the importer fails to complete the dossier within the prescribed time limit or the

conformity evaluation result shows that the imported goods are unconformable with announced

WIPO FOR OFFICIAL USE ONLY

standards or relevant technical regulations, within 3 working days after the deadline for

supplementation of the dossier or the date of obtaining the conformity evaluation result, the

inspection agency shall send to the importer and the customs office a notice of the result of state

quality inspection of imported goods, made according to the form provided in Appendix III to

this Circular (not printed herein). informing the failure to satisfy quality requirements. It shall, at

the same time, send a report, made according to the form in Appendix IV to this Circular (not

printed herein) to its superior agency for handling the case according to its competence as

prescribed at Points a, b and c, Clause 2, Article 8, of the Government's Decree No.

132/2008/ND-CP of December 31, 2008, detailing the implementation of a number of articles of

the Law on Product and Goods Quality.

Chapter III

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 9. Responsibilities of the Directorate for Standards and Quality

1. To provide professional guidance to, and examine the operation of, designated conformity

evaluation organizations and inspection agencies in inspecting the quality of imported goods

under the management of the Ministry of Science and Technology.

2. To direct the handling of and handle cases in which imported goods fail to satisfy quality

requirements reported by the Department for Goods Quality Control.

Article 10. Responsibilities of the Department for Goods Quality Control under the

Directorate for Standards and Quality

1. To inspect the quality of imported goods being petrol, diesel fuels and other goods under the

direction of the Directorate for Standards and Quality. To handle violations according to its

competence under by the law on product and goods quality,

2. To act as the focal point in receiving and processing information and reports from central and

provincial-level inspection agencies for sum-up and submission to the Directorate for Standards

and Quality for the latter to report to the Ministry of Science and Technology on the situation

and results of quality inspection of imported goods according to the form provided in Appendix

VI to this Circular (not printed herein).

Article 11. Responsibilities of provincial-level Science and Technology Departments

1. To direct the handling of and handle cases in which imported goods fail to satisfy quality

requirements reported by Sub-Directorates for Standards and Quality.

2. To report to provincial-level People's Committees and the Ministry of Science and

Technology (the Directorate for Standards and Quality) on the situation and results of quality

inspection of imported goods in their localities.

Article 12. Responsibilities of Sub-Directorates for Standards and Quality

1. To inspect the quality of goods (other than petrol and diesel fuel) under the state management

of the Ministry of Science and Technology at the border gates in their localities. To handle

violations according to their competence under the law on product and goods quality,

WIPO FOR OFFICIAL USE ONLY

2. To report to provincial-level Science and Technology Departments on the situation and results

of quality inspection of imported goods in their localities according to the form provided in

Appendix VI to this Circular (not printed herein).

Article 13. Responsibilities of conformity evaluation organizations

1. When requested, conformity evaluation organizations shall supply conformity evaluation

results to inspection agencies and importers within the prescribed time limits.

2. To perform other obligations under the law on product and goods quality.

Article 14. Responsibilities of involved parties in the disposal of imported goods failing to

satisfy quality requirements

1. Importers shall:

a/ Register for, and comply with regulations on, quality inspection of imported goods, for group-

2 goods or when requested by inspection agencies;

b/ Abide by requests of agencies competent to decide on the re-export or destruction of goods

subject to re-export or destruction.

c/ Perform other obligations under the law on product and goods quality.

2. For goods to be re-processed, inspection agencies shall assume the prime responsibility for

inspecting the quality of products and goods after they are re-processed and report the inspection

results to competent state agencies for notification to customs offices and other relevant

agencies.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 15. Effect

This Circular takes effect 45 days from the date of its signing.

Article 16. Responsibilities of line ministries and branches

Pursuant to this Circular, line ministries and branches shall guide the state quality inspection of

imported goods under their management.

Article 17. Implementation responsibilities

Agencies performing the quality inspection of goods and products, importers and concerned

agencies shall implement this Circular. The Directorate for Standards and Quality shall guide and

examine the implementation of this Circular.

Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the

Directorate for Standards and Quality for sum-up and reporting to the Ministry of Science and

Technology for guidance and amendment.

FOR THE MINISTER OF

SCIENCE AND TECHNOLOGY

DEPUTY MINISTER

WIPO FOR OFFICIAL USE ONLY

Tran Quoc Thang

 Thông Tư số 13/2010/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số quy định của thông tư số 17/2009/TT-BKHCN Ngày 18/6/2009 và Thông Tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG

NGHỆ

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: 17/2009/TT-BKHCN Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2009

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng

hóa;

Căn cứ Nghị định số 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn trình tự, thủ tục, nội dung kiểm tra nhà nước

về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa

nhập khẩu (sau đây gọi tắt là kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu) thuộc trách nhiệm quản lý

của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng

hóa.

2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất

lượng sản phẩm, hàng hóa, các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa (sau đây gọi chung là người

nhập khẩu), các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Điều 2. Đối tượng kiểm tra

1. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thuộc Danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

(dưới đây gọi tắt là Danh mục hàng hóa nhóm 2).

Đối với hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa nhóm 2, nhập khẩu vào Việt Nam có tiềm ẩn

khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ

các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài, thì có thể được kiểm tra theo Thông tư này.

2. Thông tư này không áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu là hành lý cá nhân, ngoại giao, hàng

mẫu, hàng triển lãm hội chợ, quà biếu; hàng hóa, vật tư thiết bị tạm nhập – tái xuất; hàng quá

cảnh chuyển khẩu; hàng gửi kho ngoại quan; hàng doanh nghiệp Việt Nam gia công cho thương

nhân nước ngoài; các vật tư thiết bị máy móc nhập khẩu phục vụ các dự án đầu tư; hàng hóa

thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân và các loại hàng

hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Căn cứ kiểm tra

Căn cứ kiểm tra chất lượng hàng hóa là quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với

hàng hóa, quy định về nhãn hàng hóa và các quy định khác của pháp luật.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Lô hàng là tập hợp một chủng loại hàng hóa được xác định về số lượng, có cùng tên gọi, công

dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, của cùng một cơ sở sản xuất và thuộc cùng một bộ

hồ sơ nhập khẩu.

2. Cơ quan kiểm tra là các cơ quan được phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà

nước về chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và

Công nghệ:

a) Cục Quản lý chất lượng hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;

b) Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cửa khẩu

hoặc có điểm kiểm tra hàng nhập khẩu trên địa bàn quản lý.

3. Chứng chỉ chất lượng bao gồm:

a) Giấy chứng nhận hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương

ứng trong thời hạn còn hiệu lực, được cấp bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa

nhận;

b) Giấy chứng nhận chất lượng, giấy giám định chất lượng của lô hàng phù hợp với quy chuẩn

kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với hàng hóa tương ứng, được cấp bởi tổ chức chứng

nhận hoặc tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận;

c) Giấy chứng nhận hệ thống quản lý đối với sản phẩm, hàng hóa có yêu cầu về hệ thống quản

lý.

Điều 5. Điều kiện về chất lượng để hàng hóa nhập khẩu được thông quan

1. Hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra nhà nước về chất lượng chỉ được thông quan

khi cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này ra Thông báo kết quả kiểm

tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo mẫu quy định

tại Phụ lục III của Thông tư này.

2. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu do cơ quan Hải quan cho phép tạm thời thông quan trước,

kiểm tra chất lượng sau thì cơ quan Hải quan chỉ cho tạm thời thông quan sau khi người nhập

khẩu hàng hóa đã đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu tại cơ quan kiểm

tra theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này. Sau khi được tạm thời thông quan, người

nhập khẩu phải liên hệ với cơ quan kiểm tra để thực hiện việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập

khẩu theo nội dung quy định tại Điều 7, trình tự, thủ tục, xử lý quy định tại Điều 8 của Thông tư

này. Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục chính thức thông quan khi hàng hóa đáp ứng yêu cầu tại

khoản 1 Điều này.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu do cơ quan Hải quan cho phép tạm thời thông quan trước, kiểm

tra chất lượng sau thì người nhập khẩu không được phép đưa hàng hóa đó ra lưu thông trên thị

trường nếu chưa hoàn thành việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại

Thông tư này.

Điều 6. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng

Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu gồm:

1. Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” theo mẫu quy định tại

Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

2. Bản photo copy các giấy tờ sau: Hợp đồng (Contract), Danh mục hàng hóa kèm theo (Packing

list);

3. Một hoặc các bản sao chứng chỉ chất lượng (có chứng thực);

4. Các tài liệu khác có liên quan: Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu) vận đơn (Bill of

Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có) (C/O-

Certificate of Origin); ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa; mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu

hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định).

Chương 2.

NỘI DUNG, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA

Điều 7. Nội dung kiểm tra

Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra theo các nội dung sau:

1. Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

2. Kiểm tra sự phù hợp của nội dung chứng chỉ chất lượng của lô hàng nhập khẩu so với yêu cầu

quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và các quy định hiện hành.

3. Kiểm tra mẫu nhãn hàng hóa và dấu hợp quy:

a) Kiểm tra các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn (và nhãn phụ) bao gồm tên hàng hóa, tên địa chỉ

của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ của hàng hóa và các nội dung khác

quy định cho từng loại hàng hóa; sự phù hợp của mẫu nhãn với bộ hồ sơ nhập khẩu lô hàng;

b) Kiểm tra vị trí, mầu sắc, kích thước và ngôn ngữ trình bày của nhãn;

c) Kiểm tra việc thể hiện dấu hợp quy trên hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa.

4. Đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục hàng hóa nhóm 2 mang đặc tính mới có khả

năng gây mất an toàn mà chưa được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc hàng hóa

không thuộc Danh mục hàng hóa nhóm 2, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam hoặc theo cảnh báo

của các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài có khả năng gây mất an toàn thì người nhập khẩu

phải đăng ký, đồng thời cung cấp các căn cứ chứng minh hàng hóa đó bảo đảm an toàn cho

người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường theo quy định và phải được Bộ Khoa học và Công

nghệ chấp nhận đăng ký.

5. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không bảo đảm chất lượng, cơ quan

kiểm tra áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra nhập khẩu đối với loại hàng hóa đó và khi có

yêu cầu thì người nhập khẩu loại hàng hóa đó phải thực hiện chứng nhận hoặc giám định sự phù

hợp đối với lô hàng nhập khẩu tại tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. Chi phí chứng

nhận hoặc giám định do người nhập khẩu chi trả tổ chức đánh giá sự phù hợp.

6. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc có nghi ngờ về kết quả đánh giá sự phù hợp, cơ quan

kiểm tra tiến hành lấy mẫu để thử nghiệm đối với hàng hóa đó theo các quy định sau:

a) Căn cứ tiêu chuẩn về phương pháp thử hoặc quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa, cơ quan

kiểm tra lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, số lượng sao cho

đủ để thử nghiệm các chỉ tiêu cần kiểm tra;

b) Mẫu hàng hóa sau khi lấy phải được niêm phong và lập biên bản lấy mẫu hàng hóa theo mẫu

quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Mẫu hàng hóa phải được gửi đến tổ chức thử nghiệm được chỉ định để thử nghiệm.

Kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm được chỉ định là căn cứ pháp lý để cơ quan kiểm tra

xử lý tiếp trong quá trình kiểm tra.

d) Chi phí lấy mẫu hàng hóa và thử nghiệm như sau:

Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm để kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu quy định tại khoản 6

Điều 7 của Thông tư này do cơ quan kiểm tra chi trả. Chi phí lấy mẫu và thử nghiệm được bố trí

trong dự toán kinh phí hoạt động của cơ quan kiểm tra.

Trường hợp kết quả thử nghiệm cho thấy hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với tiêu chuẩn

công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì người nhập khẩu phải trả chi phí lấy mẫu và

thử nghiệm hàng hóa cho cơ quan kiểm tra.

7. Trường hợp người nhập khẩu không nhất trí với kết quả thử nghiệm mẫu quy định tại điểm c

khoản 6 Điều 7 của Thông tư này thì trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được kết quả thử

nghiệm mẫu, người nhập khẩu phải trả lời bằng văn bản và có thể đề nghị một tổ chức đánh giá

sự phù hợp được chỉ định thực hiện việc đánh giá chất lượng đối với lô hàng hóa nhập khẩu đó.

Kết quả đánh giá sự phù hợp này là căn cứ để cơ quan kiểm tra xử lý, kết luận cuối cùng. Chi phí

đánh giá sự phù hợp do người nhập khẩu chi trả.

Điều 8. Trình tự, thủ tục và xử lý trong quá trình kiểm tra

Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra theo các bước sau:

1. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu.

2. Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ đăng ký kiểm tra ngay khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra

chất lượng của người nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư

này:

a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu

và thực hiện các bước kiểm tra tiếp theo theo quy định;

b) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập

khẩu, đồng thời xác nhận các hạng mục hồ sơ còn thiếu và yêu cầu người nhập khẩu bổ sung,

hoàn thiện hồ sơ trong thời gian quy định. Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được thực hiện sau khi

người nhập khẩu hoàn thiện đầy đủ hồ sơ.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu không thể hoàn thiện được hồ sơ thì cơ quan kiểm tra xử lý theo

quy định tại điểm b khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.

3. Khi hồ sơ đầy đủ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm

tra chất lượng, cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều

7 của Thông tư này và xử lý như sau:

a) Trường hợp hồ sơ về chất lượng hàng hóa đầy đủ và phù hợp, cơ quan kiểm tra phải ra thông

báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng

theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi tới người nhập khẩu và

cơ quan Hải quan để căn cứ làm thủ tục thông quan cho lô hàng.

b) Trường hợp hồ sơ không phù hợp thì cơ quan kiểm tra xử lý như sau:

Trường hợp hàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn thì cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả

kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo

mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Nội dung thông báo nêu rõ các

nội dung không đạt yêu cầu gửi tới cơ quan Hải quan và người nhập khẩu, đồng thời yêu cầu

người nhập khẩu khắc phục về nhãn hàng hóa trong thời hạn quy định. Cơ quan kiểm tra chỉ cấp

Thông báo lô hàng nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng khi người nhập khẩu có bằng chứng

về hành động khắc phục đạt yêu cầu.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu có chứng chỉ chất lượng không phù hợp với hồ sơ của lô hàng

nhập khẩu hoặc chứng chỉ chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn

kỹ thuật tương ứng thì cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng

hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban

hành kèm theo Thông tư này. Nội dung thông báo nêu rõ các nội dung không đạt yêu cầu gửi tới

cơ quan Hải quan và người nhập khẩu. Người nhập khẩu có thể thực hiện chứng nhận hoặc giám

định sự phù hợp đối với lô hàng nhập khẩu đó tại tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định. Chi

phí chứng nhận hoặc giám định cho lô hàng hóa nhập khẩu đó do người nhập khẩu chi trả cho tổ

chức đánh giá sự phù hợp.

Trường hợp kết quả đánh giá sự phù hợp đạt yêu cầu chất lượng thì cơ quan kiểm tra xử lý theo

quy định tại điểm a khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.

Trường hợp kết quả đánh giá sự phù hợp không đạt yêu cầu chất lượng thì cơ quan kiểm tra xử lý

theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.

4. Khi kiểm tra hồ sơ, phát hiện thấy hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra theo nội dung quy định

tại khoản 5, 6 Điều 7 của Thông tư này thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận

hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về

chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư

này. Trong Thông báo cần nêu rõ các nội dung cần tiếp tục phải kiểm tra và gửi tới cơ quan Hải

quan và người nhập khẩu, đồng thời tiến hành kiểm tra theo nội dung quy định tại khoản 5, 6

Điều 7 của Thông tư này. Kết quả được xử lý như sau:

a) Trường hợp kết quả đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn công

bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết

quả đánh giá sự phù hợp, cơ quan kiểm tra ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng

hàng hóa nhập khẩu đáp ứng yêu cầu chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm

theo Thông tư này gửi tới người nhập khẩu, cơ quan Hải quan để căn cứ làm thủ tục thông quan

cho lô hàng.

b) Trường hợp người nhập khẩu không hoàn thiện đầy đủ được hồ sơ trong thời gian quy định

hoặc kết quả đánh giá sự phù hợp của hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với tiêu chuẩn công

bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn

thời gian bổ sung hồ sơ hoặc kể từ ngày có kết quả đánh giá sự phù hợp, cơ quan kiểm tra ra

thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu

chất lượng theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này gửi tới người nhập

khẩu và cơ quan Hải quan. Đồng thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên theo mẫu quy định tại

Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này để xử lý theo thẩm quyền quy định tại các điểm a,

b, c khoản 2 Điều 8 Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra hoạt động của các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định,

các cơ quan kiểm tra trong việc kiểm tra chất lượng hàng nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của

Bộ Khoa học và Công nghệ.

2. Chỉ đạo, xử lý các trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng do Cục

Quản lý chất lượng hàng hóa báo cáo.

Điều 10. Trách nhiệm của Cục Quản lý chất lượng hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo

lường Chất lượng.

1. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu là xăng, nhiên liệu

điêzen và các loại hàng hóa khác theo sự chỉ đạo của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.

Xử lý theo thẩm quyền quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Là đầu mối tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo từ các cơ quan kiểm tra ở Trung ương, các tỉnh,

thành phố để tổng hợp trình Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng báo cáo Bộ Khoa học và

Công nghệ tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo mẫu quy định tại

Phụ lục VI của Thông tư này.

Điều 11. Trách nhiệm của Sở Khoa học và Công nghệ

1. Chỉ đạo, xử lý các trường hợp hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu chất lượng do Chi

cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng báo cáo.

2. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn

Đo lường Chất lượng) tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn

tỉnh.

Điều 12. Trách nhiệm của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

1. Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng đối với các hàng hóa (trừ xăng, nhiên liệu điêzen)

thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ tại các cửa khẩu trên địa bàn. Xử lý

theo thẩm quyền quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ tình hình và kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập

khẩu trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này.

Điều 13. Trách nhiệm của Tổ chức đánh giá sự phù hợp được yêu cầu

1. Tổ chức đánh giá sự phù hợp được yêu cầu có trách nhiệm cung cấp kết quả đánh giá sự phù

hợp cho cơ quan kiểm tra và người nhập khẩu trong thời gian quy định.

2. Chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 14. Trách nhiệm các bên liên quan trong việc xử lý hàng hóa nhập khẩu không đáp

ứng yêu cầu chất lượng

1. Người nhập khẩu có trách nhiệm:

a) Đăng ký và thực hiện quy định về kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng hóa

nhập khẩu thuộc nhóm 2 hoặc khi có yêu cầu của cơ quan kiểm tra;

b) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quyết định tái xuất hoặc tiêu hủy đối với

hàng hóa bị buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy;

c) Chấp hành các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Đối với hàng hóa bị buộc phải tái chế thì cơ quan kiểm tra chủ trì việc kiểm tra chất lượng sản

phẩm, hàng hóa sau tái chế và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết quả kiểm tra để ra

thông báo cho cơ quan Hải quan và cơ quan khác có liên quan.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 15. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Điều 16. Trách nhiệm các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực

Căn cứ Thông tư này các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng

hàng hóa nhập khẩu thuộc phạm vi được phân công quản lý.

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

Các cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa, người nhập khẩu, cơ quan liên quan chịu

trách nhiệm thi hành Thông tư này. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn, kiểm

tra thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, Cơ quan kiểm tra phản ánh kịp thời về

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để tổng hợp, đề xuất báo cáo Bộ hướng dẫn, sửa đổi.

Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - Các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP (để phối hợp);

- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để phối hợp); - Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);

- Công báo;

- Lưu VT, PC, TĐC.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Trần Quốc Thắng

PHỤ LỤC I

MẪU ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng

Bộ Khoa học và Công nghệ)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA

NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Kính gửi: …………………….. (Tên Cơ quan kiểm tra) ...............................................................

Người nhập khẩu: .................................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Điện thoại: ……………………………………… Fax: ...................................................................

Đăng ký kiểm tra chất lượng lô hàng hóa sau:

Số

TT

Tên hàng hóa,

nhãn hiệu, kiểu

loại

Đặc tính

kỹ thuật

Xuất xứ,

Nhà sản

xuất

Khối

lượng/số

lượng

Cửa khẩu

nhập

Thời gian

nhập khẩu

Hồ sơ kèm theo gồm có các bản sao sau đây: ........................................................................

□ Hợp đồng (Contract) số:

□ Danh mục hàng hóa (Packing list): ......................................................................................

□ Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu hoặc Giấy

giám định chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu: ………. do Tổ chức ……… cấp ngày: …. /…./

……../ tại: .................................

□ Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý số: ................................................................................

do Tổ chức chứng nhận: ……….. cấp ngày: ….. /….. / ……… tại: ............................................

□ Hóa đơn (Invoice) số: .........................................................................................................

□ Vận đơn (Bill of Lading) số: ................................................................................................

□ Tờ khai hàng hóa nhập khẩu số: .........................................................................................

□ Giấy chứng nhận xuất xứ C/O số: .......................................................................................

□ Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa, mẫu nhãn hàng nhập khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ

nội dung theo quy định).

Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm lô hàng hóa nhập khẩu phù hợp với tiêu chuẩn

………………………….. hoặc quy chuẩn kỹ thuật

......................................................................................................................

(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)

vào sổ đăng ký: số …./ Cơ quan KT

Ngày … tháng … năm 200 …

(Đại diện Cơ quan kiểm tra ký tên đóng

dấu)

….., ngày … tháng … năm … 200…

(NGƯỜI NHẬP KHẨU)

(Ký tên, đóng dấu)

PHỤ LỤC II

MẪU PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA

NHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng

Bộ Khoa học và Công nghệ)

(Tên cơ quan chủ quản)

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM

------- Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: /TN- , ngày tháng năm 200 …

PHIẾU TIẾP NHẬN HỒ SƠ

ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

STT HẠNG MỤC KIỂM TRA Có/Không Ghi chú

1 Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng

hóa nhập khẩu.

2 Hợp đồng (Contract) (bản photocopy) □

3 Danh mục hàng hóa (Packing list) kèm theo hợp đồng

(bản photocopy)

4 Bản sao có chứng thực giấy chứng chỉ chất lượng □

4.1. Giấy chứng nhận hợp quy □

4.3. Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng □

4.2. Giấy giám định chất lượng lô hàng □

4.4. Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng □

5 Hóa đơn (Invoice)

6 Vận đơn (Bill of Lading)

7 Tờ khai hàng hóa nhập khẩu □

8 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin)

9 Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa □

10 Mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy □

11 Nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy

định).

KẾT LUẬN

Hồ sơ đầy đủ về số lượng: tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra các bước tiếp theo.

Hồ sơ không đầy đủ về số lượng tiếp nhận hồ sơ nhưng cần bổ sung các mục: .........

……………………… trong thời gian ………….. ngày. Sau khi hồ sơ đầy đủ thì kiểm tra

các bước tiếp theo theo quy định.

Người nộp hồ sơ Người kiểm tra

PHỤ LỤC III

MẪU THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA

NHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng

Bộ Khoa học và Công nghệ)

(Tên cơ quan chủ quản)

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: /TB- , ngày tháng năm 200 …

THÔNG BÁO KẾT QUẢ KIỂM TRA

NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

1. Tên hàng hóa:

2. Nhãn hiệu, kiểu loại: ..........................................................................................................

3. Đặc tính kỹ thuật: ..............................................................................................................

4. Xuất xứ/ Nhà sản xuất: ......................................................................................................

5. Khối lượng/ Số lượng: .......................................................................................................

6. Cửa khẩu nhập: ................................................................................................................

7. Thời gian nhập khẩu: .........................................................................................................

8. Thuộc lô hàng có các chứng từ sau: ...................................................................................

- Hợp đồng số: ......................................................................................................................

- Danh mục hàng hóa số: .......................................................................................................

- Hóa đơn số: .......................................................................................................................

- Giấy chứng nhận xuất xứ số (C/O): ......................................................................................

- Vận đơn số: .......................................................................................................................

- Tờ khai hàng nhập khẩu số: .................................................................................................

9. Người nhập khẩu: .............................................................................................................

10. Giấy đăng ký kiểm tra số: …………… ngày ……… tháng ……….. năm 200 .........................

11. Căn cứ Kiểm tra: Tiêu chuẩn công bố áp dụng: ..................................................................

Quy chuẩn kỹ thuật: .............................................................................

Quy định khác: .....................................................................................

12. Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận/giám định chất lượng lô hàng hóa nhập

khẩu số: ………. do tổ chức …………… cấp ngày:

………/…......../.....................................................................................

tại: .......................................................................................................................................

KẾT QUẢ KIỂM TRA

Lô hàng (Số lượng / tên, nhãn hiệu, kiểu loại hàng hóa)

Đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu

(hoặc Không đáp ứng yêu cầu chất lượng hàng hóa nhập khẩu thì nêu lý do hoặc các yêu cầu

khác nếu có)

Nơi nhận: - Người nhập khẩu;

- Hải quan cửa khẩu;

- Lưu VT: Cơ quan kiểm tra.

CƠ QUAN KIỂM TRA

(Ký tên đóng dấu)

PHỤ LỤC IV

MẪU BÁO CÁO LÔ HÀNG NHẬP KHẨU KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU QUY ĐỊNH VỀ CHẤT

LƯỢNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng

Bộ Khoa học và Công nghệ)

(Tên cơ quan chủ quản) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

-------

NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: /BC-… , ngày tháng năm 200 …

BÁO CÁO LÔ HÀNG NHẬP KHẨU

KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU QUY ĐỊNH VỀ CHẤT LƯỢNG

Kính gửi: (Cơ quan chủ quản cấp trên)

1. Tên hàng hóa: ...................................................................................................................

2. Nhãn hiệu/ Kiểu loại: ..........................................................................................................

3. Đặc tính kỹ thuật: ..............................................................................................................

4. Xuất xứ/ Nhà sản xuất: ......................................................................................................

5. Số lượng khai báo: ............................................................................................................

6. Cửa khẩu nhập: ................................................................................................................

7. Thời gian nhập khẩu: .........................................................................................................

8. Thuộc lô hàng có các chứng từ sau: ...................................................................................

- Hợp đồng số: ......................................................................................................................

- Danh mục hàng hóa số: .......................................................................................................

- Hóa đơn số: .......................................................................................................................

- Giấy chứng nhận xuất xứ số (C/O): ......................................................................................

- Vận đơn số: .......................................................................................................................

- Tờ khai hàng nhập khẩu số: .................................................................................................

9. Người nhập khẩu: .............................................................................................................

10. Giấy đăng ký kiểm tra số: …………… ngày ……… tháng ……….. năm 200 .........................

11. Căn cứ kiểm tra: Tiêu chuẩn công bố áp dụng: ...................................................................

Quy chuẩn kỹ thuật: .............................................................................

Quy định khác: .....................................................................................

12. Kết quả thử nghiệm/ chứng nhận/ giám định hàng hóa nhập khẩu số: ……….. do Tổ chức

Đánh giá sự phù hợp: ……………………………………………. cấp ngày:

……./……./…............. tại: ………………………………………………

13. Kết luận:

a. Lô hàng (Số lượng/tên, nhãn hiệu): không đạt yêu cầu quy định về chất lượng;

b. Lý do không đạt (không phù hợp về chất lượng, ghi nhãn, dấu hợp quy, ….............................

............................................................................................................................................

14. Đề xuất biện pháp xử lý: ..................................................................................................

Nơi nhận: - Như trên;

- Lưu VT, Cơ quan kiểm tra.

Cơ quan kiểm tra

(Ký tên đóng dấu)

PHỤ LỤC V

MẪU BIÊN BẢN LẤY MẪU

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng

Bộ Khoa học và Công nghệ)

(Tên cơ quan chủ quản)

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: /BC-… , ngày tháng năm 200 …

BIÊN BẢN LẤY MẪU

Số ………

1. Tên cơ sở được lấy mẫu

2. Đại diện cơ sở được lấy mẫu: (Họ tên, chức vụ, đơn vị)

3. Người lấy mẫu: (Họ tên, chức danh, đơn vị)

4. Phương pháp lấy mẫu:

STT Tên hàng hóa, nhãn

hiệu, kiểu loại

Tên cơ sở

và địa chỉ

NSX, NK

Đơn vị

tính

Lượng

mẫu

Ngày sản

xuất, số lô

(nếu có)

Ghi chú

5. Tình trạng mẫu:

Mẫu được niêm phong có sự chứng kiến của đại diện cơ sở lấy mẫu.

Mẫu có thể được chia làm 2 đơn vị: 1 đơn vị đưa đi thử nghiệm, 1 đơn vị được lưu tại cơ quan

kiểm tra khi cần thiết.

Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, mỗi bên giữ 01

bản.

Đại diện cơ sở được lấy mẫu

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Người lấy mẫu

(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC VI

MẪU BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP

KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng

Bộ Khoa học và Công nghệ)

(Tên cơ quan chủ quản)

TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: /BC-… , ngày tháng năm 200 …

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÌNH HÌNH KIỂM TRA

CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

(số liệu Quý … năm 200 …. tính từ ngày ……. đến ngày ……)

Kính gửi:....................................................................

1. Tổng số lô hàng đã đăng ký kiểm tra: ……………………. lô, trong đó:

- Số lô đã qua kiểm tra đạt yêu cầu: ……………… lô (chi tiết xem bảng 1)

- Số lô không đạt yêu cầu: …………………………. lô (chi tiết xem bảng 2)

- Số lô trốn tránh kiểm tra: …………………………. lô (chi tiết xem bảng 3)

2. Tình hình khiếu nại: (lô hàng, doanh nghiệp nhập khẩu, tình hình khiếu nại và giải quyết …)

3. Kiến nghị:

BẢNG 1. Kết quả kiểm tra chất lượng các lô hàng đạt yêu cầu nhập khẩu

TT Tên, nhóm hàng hóa

(thuộc trách nhiệm của

Bộ KH&CN)

Tổng

số (lô)

Đơn vị

tính

Khối

lượng

Nguồn

gốc, xuất

xứ

Chi cục

kiểm tra1

BẢNG 2. Kết quả kiểm tra chất lượng các lô hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu.

TT Số

hồ

Tên

Người

NK

Địa chỉ

ĐT/Fax

Tên &

nhóm

hàng hóa

NK

Số

lượng

Xuất

xứ

Lý do

không

đạt

Các biện

pháp đã

được xử

Chi

cục

xử lý2

….

BẢNG 3. Các doanh nghiệp trốn tránh kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

TT Giấy đăng

ký kiểm tra

số

Tên

Người NK

Địa chỉ

ĐT/Fax

Tên & nhóm

hàng hóa NK

Số

lượng

Tờ khai

HHNK số

Thời gian

nhập

khẩu

Nơi nhận: - Như trên;

- Lưu VT, Cơ quan kiểm tra.

Cơ quan kiểm tra

(Ký tên đóng dấu)

1 Báo cáo của Chi cục gửi về theo định kỳ không cần phải ghi cột này.

2 Báo cáo của Chi cục gửi về theo định kỳ không cần phải ghi cột này.


Législation Met en application (1 texte(s)) Met en application (1 texte(s)) est modifié(e) par (1 texte(s)) est modifié(e) par (1 texte(s)) est abrogé(e) par (1 texte(s)) est abrogé(e) par (1 texte(s))
Aucune donnée disponible

N° WIPO Lex VN138