Об интеллектуальной собственности Обучение в области ИС Обеспечение уважения интеллектуальной собственности Информационно-просветительская работа в области ИС ИС для ИС и ИС в области Информация о патентах и технологиях Информация о товарных знаках Информация о промышленных образцах Информация о географических указаниях Информация о новых сортах растений (UPOV) Законы, договоры и судебные решения в области ИС Ресурсы в области ИС Отчеты в области ИС Патентная охрана Охрана товарных знаков Охрана промышленных образцов Охрана географических указаний Охрана новых сортов растений (UPOV) Разрешение споров в области ИС Деловые решения для ведомств ИС Оплата услуг в области ИС Органы по ведению переговоров и директивные органы Сотрудничество в целях развития Поддержка инновационной деятельности Государственно-частные партнерства Инструменты и сервисы на базе ИИ Организация Работа с ВОИС Подотчетность Патенты Товарные знаки Промышленные образцы Географические указания Авторское право Коммерческая тайна Академия ВОИС Практикумы и семинары Защита прав ИС WIPO ALERT Информационно-просветительская работа Международный день ИС Журнал ВОИС Тематические исследования и истории успеха Новости ИС Премии ВОИС Бизнеса Университетов Коренных народов Судебных органов Генетические ресурсы, традиционные знания и традиционные выражения культуры Экономика Финансирование Нематериальные активы Гендерное равенство Глобальное здравоохранение Изменение климата Политика в области конкуренции Цели в области устойчивого развития Передовых технологий Мобильных приложений Спорта Туризма PATENTSCOPE Патентная аналитика Международная патентная классификация ARDI – исследования в интересах инноваций ASPI – специализированная патентная информация Глобальная база данных по брендам Madrid Monitor База данных Article 6ter Express Ниццкая классификация Венская классификация Глобальная база данных по образцам Бюллетень международных образцов База данных Hague Express Локарнская классификация База данных Lisbon Express Глобальная база данных по ГУ База данных о сортах растений PLUTO База данных GENIE Договоры, административные функции которых выполняет ВОИС WIPO Lex – законы, договоры и судебные решения в области ИС Стандарты ВОИС Статистика в области ИС WIPO Pearl (терминология) Публикации ВОИС Страновые справки по ИС Центр знаний ВОИС Серия публикаций ВОИС «Тенденции в области технологий» Глобальный инновационный индекс Доклад о положении в области интеллектуальной собственности в мире PCT – международная патентная система Портал ePCT Будапештская система – международная система депонирования микроорганизмов Мадридская система – международная система товарных знаков Портал eMadrid Cтатья 6ter (гербы, флаги, эмблемы) Гаагская система – система международной регистрации образцов Портал eHague Лиссабонская система – международная система географических указаний Портал eLisbon UPOV PRISMA UPOV e-PVP Administration UPOV e-PVP DUS Exchange Посредничество Арбитраж Вынесение экспертных заключений Споры по доменным именам Система централизованного доступа к результатам поиска и экспертизы (CASE) Служба цифрового доступа (DAS) WIPO Pay Текущий счет в ВОИС Ассамблеи ВОИС Постоянные комитеты График заседаний WIPO Webcast Официальные документы ВОИС Повестка дня в области развития Техническая помощь Учебные заведения в области ИС Поддержка в связи с COVID-19 Национальные стратегии в области ИС Помощь в вопросах политики и законодательной деятельности Центр сотрудничества Центры поддержки технологий и инноваций (ЦПТИ) Передача технологий Программа содействия изобретателям (IAP) WIPO GREEN PAT-INFORMED ВОИС Консорциум доступных книг Консорциум «ВОИС для авторов» WIPO Translate для перевода Система для распознавания речи Помощник по классификации Государства-члены Наблюдатели Генеральный директор Деятельность в разбивке по подразделениям Внешние бюро Вакансии Закупки Результаты и бюджет Финансовая отчетность Надзор
Arabic English Spanish French Russian Chinese
Законы Договоры Решения Просмотреть по юрисдикции

Распоряжение № 49/2008/QD-BVHTTDL от 9.07.2008 г. «О распространении положений об оценке и выпуске прокатных удостоверений», Вьетнам

Назад
Последняя редакция на WIPO Lex
Подробности Подробности Год версии 2008 Даты вступление в силу: 9 августа 2008 г. Принят: 9 июля 2008 г. Тип текста Прочие тексты Предмет Авторское право и смежные права, Прочее

Имеющиеся тексты

Основной текст(-ы) Смежный текст(ы)
Основной(ые) текст(ы) Основной(ые) текст(ы) Вьетнамский Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 09/07/2008 ban hành quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim        
 Decision No. 49/2008/QĐ-BVHTTDL of July 9, 2008, on the promulgation of the Regulation on the Assessment and Issuance of Licenses of Popular Movies

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Số: 49/2008/QĐ-BVHTTDL

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 9 tháng 7 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH Ban hành Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 96/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện ảnh;

Căn cứ Nghị định số 185/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về chế độ nhuận bút;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Điện ảnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: 1. Quy chế thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim. 2. Các loại biểu mẫu sau đây: a) Phiếu đề nghị cấp giấy phép phổ biến phim; b) Phiếu thẩm định phim; c) Biên bản thẩm định phim; d) Giấy phép phổ biến phim; đ) Quyết định không cho phép phổ biến phim hoặc cấm phổ biến phim; e) Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ phổ biến phim.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ Quy chế duyệt phim ban hành kèm theo Quyết định số 2455/QĐ-ĐA ngày 09 tháng 8 năm 1997 và Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng duyệt phim cấp tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 2332/QĐ- ĐA ngày 02 tháng 8 năm 1997 của Bộ Văn hoá - Thông tin.

Điều 3. Cục trưởng Cục Điện ảnh, Chánh Văn phòng, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Phó Thủ tướng CP Nguyễn Thiện Nhân; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - VPTW các Ban của Đảng; - VP QH, UBVHGD TN TN NĐ; - VP Chủ tịch nước; - MTTQ Việt Nam; - Cơ quan Trung ương các đoàn thể; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố; - Cục Kiểm tra văn bản (BTP); - Công báo; - Website Chính phủ; - Lưu: VT, Vụ Pháp chế, Cục Điện ảnh (400) bản.

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

Hoàng Tuấn Anh

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ Thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim

(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 9 tháng 7 năm 2008)

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định việc thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thẩm định và cấp giấy phép phổ biến phim.

Chương II THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP PHỔ BIẾN PHIM

Điều 3. Cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh)

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cấp và thu hồi giấy phép phổ biến phim đối với các loại phim quy định tại khoản 2 và 3 Điều 17 Nghị định số 96/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện ảnh (sau đây gọi là Nghị định số 96/2007/NĐ-CP).

Điều 4. Cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Cục Điện ảnh là cơ quan được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền:

1. Cấp giấy phép phổ biến phim theo quy định tại khoản 1, Điều 17 Nghị định số 96/2007/NĐ-CP.

2. Thu hồi giấy phép phổ biến phim theo quy định tại khoản 2, Điều 38 của Luật Điện ảnh.

3. Không cho phép phổ biến phim, cấm phổ biến phim theo quy định tại khoản 2, Điều 50 và khoản 2, Điều 51 của Luật Điện ảnh.

Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim

1. Cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định phim, bảo đảm điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thẩm định phim (sau đây gọi là Hội đồng) theo quy định tại Điều 6 Quy chế này và cử cán bộ làm thư ký Hội đồng.

2. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phim trình thẩm định, cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim có trách nhiệm cấp giấy phép; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.

Chương III TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH PHIM

Điều 6. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Hội đồng

1. Hội đồng thực hiện chức năng tư vấn cho cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim, nhiệm kỳ hoạt động hai năm.

2. Hội đồng có Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên, bao gồm:

a) Đại diện người đứng đầu cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim;

b) Đạo diễn, biên kịch, lý luận phê bình điện ảnh và các chức danh khác.

3. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim có thể mời thêm một số chuyên gia để tham khảo ý kiến.

Điều 7. Hội đồng thẩm định phim cấp tỉnh

1. Hội đồng thẩm định phim cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 17 Nghị định số 96/2007/NĐ-CP.

2. Căn cứ vào tình hình thực tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập một hoặc hai Hội đồng theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 8 Quy chế này.

Điều 8. Hội đồng thẩm định phim của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hội đồng thẩm định phim của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập, gồm có:

1. Hội đồng thẩm định phim truyện, có ít nhất chín thành viên.

2. Hội đồng thẩm định phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình có ít nhất bảy thành viên.

3. Hội đồng thẩm định băng hình, đĩa hình nhập khẩu phía nam tại thành phố Hồ Chí Minh có ít nhất bảy thành viên.

Điều 9. Nguyên tắc và phương thức làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, thảo luận dân chủ để đánh giá và xếp loại phim.

2. Buổi thẩm định phim của Hội đồng phải có trên 1/2 tổng số thành viên tham dự. Kết luận của Hội đồng phải được trờn 2/3 số thành viên có mặt tán thành.

3. Hội đồng làm việc khi có yêu cầu xin cấp giấy phép phổ biến phim của cơ sở điện ảnh; mỗi năm họp để đánh giá hoạt động, rút kinh nghiệm ít nhất một lần.

4. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng (nếu được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền) chủ trì các buổi thẩm định phim của Hội đồng.

5. Thành viên có quyền và trách nhiệm xem phim, đóng góp ý kiến nhận xét, đánh giá của mình bằng văn bản đối với bộ phim được thẩm định.

6. Ý kiến thảo luận và Phiếu thẩm định của thành viên phải được ghi chép và tổng hợp trong biên bản thẩm định để làm cơ sở trình người đứng đầu cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim.

7. Đối với băng hình, đĩa hình nhiều tập, Hội đồng có thể không tập trung thẩm định phim nhưng thành viên hội đồng có trách nhiệm:

a) Xem và đóng góp ý kiến theo quy định tại khoản 5 Điều này;

b) Bảo đảm thời gian thẩm định phim trong thời hạn bảy ngày cho bộ phim có độ dài dưới 20 tập (45'/tập), mười ngày cho bộ phim có độ dài từ 21 đến dưới 30 tập và mười lăm ngày cho bộ phim có độ dài từ 31 tập trở lên.

8. Thành viên Hội đồng có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi thẩm định phim, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này; trường hợp vắng mặt phải báo cáo Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) Hội đồng.

9. Thành viên Hội đồng không được công bố nội dung thảo luận và ý kiến kết luận của Hội đồng; Chủ tịch Hội đồng là người phát ngôn của Hội đồng.

10. Thành viên Hội đồng vắng mặt không có lý do chính đáng quá ba buổi thẩm định phim liên tiếp, cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim đề nghị cấp có thẩm quyền miễn nhiệm và bổ sung người thay thế.

Điều 10. Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại phim

1. Thành viên Hội đồng có trách nhiệm nhận xét, đánh giá từng phim được thẩm định theo các hình thức như sau:

a) Cho phép phổ biến rộng rãi cho mọi đối tượng khán giả đối với phim có nội dung không vi phạm các điều cấm theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và xếp loại từ bậc I trở lên;

b) Cho phép phổ biến với điều kiện phải lược cắt một hay nhiều cảnh; phải sửa chữa lời thoại nếu hình ảnh, lời thoại này vi phạm quy định tại Điều 11 Luật Điện ảnh và Điều 9 Nghị định số 96/2007/NĐ-CP;

c) Cho phép phổ biến với điều kiện cấm trẻ em dưới 16 tuổi, nếu bộ phim có nội dung không phù hợp cho sự phát triển tâm lý, sinh lý hoặc ảnh hưởng tới sự hình thành nhân cách ở trẻ em;

d) Cho phép lưu hành nội bộ đối với phim quy định tại khoản 6, 7 Điều 30 của Luật Điện ảnh;

đ) Cấm phổ biến đối với phim: có nội dung vi phạm điều cấm theo quy định của pháp luật mà không sửa chữa được;

e) Không cho phép phổ biến đối với phim dưới 5 điểm hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật.

2. Nếu thành viên Hội đồng đồng ý cho phép phổ biến thì xếp bậc và cho điểm theo tiêu chuẩn sau:

a) Bậc I là phim có chất lượng xếp loại trung bình (cho các điểm 5; 5,5; 6,0; 6,5) bao gồm tiêu chuẩn: có nội dung tư tưởng tốt; nghệ thuật thể hiện trung bình, tính hấp dẫn chưa cao, hình ảnh, âm thanh chưa phát huy được hiệu quả;

b) Bậc II là phim có chất lượng xếp loại khá (cho các điểm 7,0; 7,5; 8,0; 8,5) bao gồm tiêu chuẩn: có nội dung tư tưởng tốt, có ý nghĩa nhân văn, có tính phổ cập; nghệ thuật thể hiện hấp dẫn, có tìm tòi về ngôn ngữ điện ảnh, hình ảnh, âm thanh trung thực sinh động;

c) Bậc III là phim có chất lượng xếp loại xuất sắc (cho các điểm 9,0; 9,5; 10) bao gồm tiêu chuẩn: có nội dung tư tưởng tốt, có ý nghĩa nhân văn, sâu sắc, sáng tạo, có tính phổ cập cao; nghệ thuật thể hiện hấp dẫn, có nhiều tìm tòi độc đáo về ngôn ngữ điện ảnh, hình ảnh đẹp, có nhiều sáng tạo, độc đáo, âm thanh đạt hiệu quả cao;

d) Điểm của thành viên chênh lệch quá 2,0 điểm so với điểm trung bình của các thành viên Hội đồng thì không được tính.

3. Nếu bộ phim bị đề nghị cấm phổ biến, hoặc không cho phép phổ biến thành viên cho các điểm dưới 5.

4. Bộ phim vẫn được thành viên xếp loại, đề nghị cấp phép phổ biến với các điều kiện: cắt cảnh hoặc sửa lời thoại; cấm trẻ em dưới 16 tuổi; lưu hành nội bộ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều này.

5. Xếp loại phim căn cứ điểm trung bình của các thành viên Hội đồng:

a) Phim xếp loại bậc I có điểm trung bình từ 5 điểm đến 6,5 điểm;

b) Phim xếp loại bậc II có điểm trung bình từ 6,6 điểm đến 8,5 điểm;

c) Phim xếp loại bậc III có điểm trung bình từ 8,6 điểm đến 10 điểm.

6. Việc xếp loại phim theo khoản 5 Điều này chỉ áp dụng đối với phim Việt Nam và là căn cứ để chi trả nhuận bút cho tác giả theo quy định tại điểm 3.1, khoản 3, mục II, phần B, Thông tư liên tịch số 21/2003/TTLT-BVHTT- BTC ngày 01/7/2003 của Bộ Văn hoá-Thông tin và Bộ Tài chính hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng Quỹ nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm quy định tại Nghị định số 61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ.

Chương IV LỆ PHÍ VÀ THÙ LAO THẨM ĐỊNH PHIM

Điều 11. Lệ phí thẩm định phim

Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép phổ biến phim nộp lệ phí theo quy định hiện hành của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 12. Thù lao thẩm định phim

Thành viên tham gia thẩm định phim được hưởng thù lao theo chế độ hiện hành.

Chương V KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI

Điều 13. Khiếu nại

1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phổ biến phim có quyền khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan cấp giấy phép.

2. Văn bản khiếu nại phải nêu rõ lý do không đồng ý quyết định của cơ quan cấp giấy phép.

Điều 14. Giải quyết khiếu nại

Cơ quan cấp giấy phép phổ biến phim chịu trách nhiệm giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép phổ biến phim theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo./.

Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Phó Thủ tướng CP Nguyễn Thiện Nhân; - Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - VPTW các Ban của Đảng; - VP QH, UBVHGD TN TN NĐ; - VP Chủ tịch nước; - MTTQ Việt Nam; - Cơ quan Trung ương các đoàn thể;

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

Hoàng Tuấn Anh

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố; - Cục Kiểm tra văn bản (BTP); - Công báo; - Website Chính phủ; - Lưu: VT, Vụ Pháp chế, Cục Điện ảnh (400) bản.

MẪU SỐ 01/PBP (Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 9 tháng 7 năm 2008 của Bộ

trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

Tên cơ sở điện ảnh CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM đề nghị thẩm định phim Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

............., ngày tháng năm

PHIẾU ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP PHỔ BIẾN PHIM

Kính gửi: (Cục Điện ảnh hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

Cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định: Bộ phim: Tên gốc (đối với phim nước ngoài): Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình): Hãng sản xuất hoặc phát hành: Nước sản xuất: Năm sản xuất: Nhập phim qua đối tác (đối với phim nước ngoài): Biên kịch: Đạo diễn: Quay phim: Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình): Độ dài (tính bằng phút): Màu sắc (màu hoặc đen trắng): Ngôn ngữ: Chủ sở hữu bản quyền: Tóm tắt nội dung:

GIÁM ĐỐC Ký tên và đóng dấu

MẪU SỐ 02/PBP (Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 9 tháng 7 năm 2008 của Bộ

trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

Hội đồng thẩm định phim PHIẾU THẨM ĐỊNH PHIM (Trung ương hoặc tỉnh, thành phố).

Họ và tên thành viên Hội đồng: Tên bộ phim thẩm định: Tên gốc: Nước sản xuất: Độ dài (tính bằng phút): Đạo diễn: Do cơ sở điện ảnh đề nghị thẩm định: 1. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH:

2. CHẤM ĐIỂM (đối với phim Việt Nam):

3. ĐỀ NGHỊ :(cho phép phổ biến, cấm phổ biến, phạm vi phổ biến, giới hạn tuổi, cần phải sửa chữa)

Ngày tháng năm Ký tên

MẪU SỐ 03/PBP (Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 9 tháng 7 năm 2008 của Bộ

trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

Hội đồng thẩm định phim CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trung ương hoặc tỉnh, thành phố Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH PHIM (lần thẩm định…. )

Ngày tháng năm

Họ và tên thành viên có mặt:

Tên phim: Tên gốc (đối với phim nước ngoài): Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình) : Hãng sản xuất hoặc phát hành: Nước sản xuất: Năm sản xuất: Nhập phim qua đối tác (đối với phim nước ngoài): Biên kịch: Đạo diễn: Quay phim: Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình) : Độ dài (tính bằng phút): Màu sắc (màu hoặc đen trắng): Ngôn ngữ : Chủ sở hữu bản quyền : Do cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định:

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG:

Số người đồng ý cho phép phổ biến : Xếp bậc (đối với phim Việt Nam): Số người đồng ý cho phép với giới hạn độ tuổi, giới hạn phạm vi phổ biến hoặc phải cắt sửa (nếu có): Số người không đồng ý cho phép phổ biến :

Người tổng hợp ý kiến Chủ tịch Hội đồng Ký tên Ký tên

MẪU SỐ 04/PBP (Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 9 tháng 7 năm 2008 của Bộ

trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

Tên cơ quan chủ quản CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Tên cơ quan cấp giấy phép Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /GPPBP ..........................., ngày tháng năm

GIẤY PHÉP PHỔ BIẾN PHIM

(CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỆN ẢNH HOẶC GIÁM ĐỐC SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH, TP)

Căn cứ Quyết định số …….ngày tháng năm của (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố)… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (Cục Điện ảnh hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch);

Căn cứ Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ban hành ngày 9 tháng 7 năm 2008 ;

Xét biên bản của Hội đồng thẩm định phim ngày….tháng…. năm…và đề nghị của (Phòng Phổ biến phim hoặc Phòng Nghiệp vụ)

CẤP GIẤY PHÉP PHỔ BIẾN PHIM

Bộ phim: Tên gốc (đối với phim nước ngoài): Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình) : Hãng sản xuất hoặc phát hành: Nước sản xuất: Năm sản xuất: Nhập phim qua đối tác (đối với phim nước ngoài): Biên kịch: Đạo diễn: Quay phim: Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình): Độ dài (tính bằng phút): Màu sắc (màu hoặc đen trắng): Ngôn ngữ: Chủ sở hữu bản quyền: Do cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định:

Chủ đề tư tưởng:

Phạm vi được phép phổ biến: Giấy phép này được giao cho cơ sở điện ảnh đề nghị thẩm định 3 bản và lưu tại cơ quan cấp giấy phép 1 bản.

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỆN ẢNH HOẶC GIÁM ĐỐC SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH, TP

Ký tên, đóng dấu

MẪU SỐ 05/PBP (Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 9 tháng 7 năm 2008 của Bộ

trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

Tên cơ quan chủ quản CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Tên cơ quan ký quyết định Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /QĐ ................, ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH KHÔNG CHO PHÉP PHỔ BIẾN PHIM

HOẶC CẤM PHỔ BIẾN PHIM

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỆN ẢNH HOẶC GIÁM ĐỐC SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH, TP

Căn cứ Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 96/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện ảnh;

Căn cứ Quyết định số …….ngày tháng năm của (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố)… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (Cục Điện ảnh hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch);

Xét biên bản của Hội đồng thẩm định phim ngày….tháng…. năm…và đề nghị của (Phòng Phổ biến phim hoặc Phòng Nghiệp vụ)

Q U Y Ế T Đ Ị N H: Điều 1. Không cho phép (hoặc cấm phổ biến) bộ phim: Tên gốc (đối với phim nước ngoài): Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình): Hãng sản xuất hoặc phát hành: Nước sản xuất: Năm sản xuất: Nhập phim qua đối tác (đối với phim nước ngoài): Biên kịch: Đạo diễn: Quay phim: Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình) : Độ dài (tính bằng phút): Màu sắc (màu hoặc đen trắng): Ngôn ngữ: Chủ sở hữu bản quyền: Do cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định: Lý do:

Điều 2. Kể từ ngày ký quyết định này, cơ sở điện ảnh có bộ phim trên đây không đ- ược phép phổ biến dưới bất kỳ hình thức nào.

Điều 3. Chánh Văn phòng (Cục hoặc Sở), các Phòng chuyên môn, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận CỤC TRƯỞNG HOẶC GIÁM ĐỐC SỞ - Như Điều 2, Điều 3 Ký tên và đóng dấu - Lưu tại cơ quan ra quyết định

MẪU SỐ 06/PBP (Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 9 tháng 7 năm 2008 của Bộ

trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) Tên cơ quan chủ quản CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Tên cơ quan ký quyết định Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /QĐ ................, ngày tháng năm

QUYẾT ĐỊNH TẠM ĐÌNH CHỈ PHỔ BIẾN PHIM

HOẶC ĐÌNH CHỈ PHỔ BIẾN PHIM

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐIỆN ẢNH HOẶC GIÁM ĐỐC SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH, TP

Căn cứ Luật Điện ảnh ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Nghị định số 96/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện ảnh;

Căn cứ Quyết định số …….ngày tháng năm của (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố)… quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của (Cục Điện ảnh hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch);

Xét biên bản của Hội đồng thẩm định phim ngày….tháng…. năm…và đề nghị của (Phòng Phổ biến phim hoặc Phòng Nghiệp vụ)

Q U Y Ế T Đ Ị N H: Điều 1. Tạm đình chỉ (hoặc đình chỉ) phổ biến bộ phim: Tên gốc (đối với phim nước ngoài): Thể loại (truyện, tài liệu, khoa học, hoạt hình): Hãng sản xuất hoặc phát hành: Nước sản xuất: Năm sản xuất: Nhập phim qua đối tác (đối với phim nước ngoài): Biên kịch: Đạo diễn: Quay phim: Chất liệu phim trình duyệt (nhựa, băng hình, đĩa hình) : Độ dài (tính bằng phút): Màu sắc (màu hoặc đen trắng): Ngôn ngữ: Chủ sở hữu bản quyền : Do cơ sở điện ảnh (tên cơ sở) đề nghị thẩm định: Lý do:

Điều 2. Kể từ ngày ký quyết định này, cơ sở điện ảnh có bộ phim trên đây không đ- ược phép phổ biến dưới bất kỳ hình thức nào.

Điều 3. Chánh Văn phòng (Cục hoặc Sở), các Phòng chuyên môn, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. Nơi nhận CỤC TRƯỞNG HOẶC GIÁM ĐỐC SỞ - Như Điều 2, Điều 3 Ký tên và đóng dấu - Lưu tại cơ quan ra quyết định


Законодательство Изменено следующим актом (1 текст(ов)) Изменено следующим актом (1 текст(ов))
Предшествующие варианты Отменяет (2 текст(ов)) Отменяет (2 текст(ов))
Данные недоступны.

№ в WIPO Lex VN118